Những bí quyết giúp đồ điện gia dụng sử dụng hàng chục năm vẫn chạy tốt
1. Điều hoà
Điều hoà là món đồ gia dụng có giá không hề rẻ, có thể lên đến hàng chục triệu đồng đối với những dòng inveter tiết kiệm điện hay loại công suất lớn. Nếu bạn biết sử dụng đúng cách, điều hoà có thể hoạt động tốt lên đến 10 năm mà không tiêu tốn quá nhiều điện nhà bạn.
Đối với điều hoà, bạn luôn cần phải vệ sinh bộ lọc thường xuyên, khoảng 1-2 tuần/lần. Cách vệ sinh cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần rút màng lọc ra ngoài rồi rửa sạch bụi bẩn với nước. Cục nóng của máy lạnh không nên đặt ở ngay vị trí ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, sẽ ảnh hưởng đến chế độ và hiệu suất làm việc của máy lạnh.
2. Ti vi
Hạn chế thói quen tắt tivi sai cách để giữ gìn tivi được lâu bền hơn
Trung tâm bảo hành và sửa tivi tại nhà cho biết, đến 90% người tiêu dùng mắc sai lầm khi tắt tivi khi không sử dụng nữa. Vậy tắt tivi thế nào cho đúng cách và bảo vệ tuổi thọ của các linh kiện bên trong tivi được lâu bền nhất, hãy cùng dành thời gian tham khảo bài viết sau đây nhé!Các thói quen sai lầm trong cách tắt tivi của gia đình.
Chỉ tắt tivi bằng remoteKhi bạn chỉ tắt tivi bằng remote mà không rút dây điện hoặc nhấn nút nguồn khi đó tivi vẫn hoạt động ngầm (ở chế độ stand by) mà chưa tắt hẳn.Điều này sẽ khiến tivi hao tốn điện và giảm tuổi thọ. Vì vậy, bạn cần sử dụng đồng thời cả điều khiền và nút nguồn trên tivi để đảm bảo tivi đã được tắt hẳn.
Tắt tivi bằng cách rút dây điệnNhiều người có thói quen tắt tivi bằng cách rút thẳng dây điện ra khỏi phích cắm trong khi tivi vẫn còn hoạt động.
Làm việc này thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của tivi. Vì nếu bạn đột ngột rút dây điện mà không tắt điện nguồn tivi trước sẽ khiến dây tóc đèn màn hình dễ va đập, toé lửa vừa nhanh hỏng tivi lại có thể dẫn đến cháy nổ.
Cách tốt nhất để tắt tivi là dùng remote để tắt sau đó nhấn thêm nút nguồn để tivi ngừng hoạt động hẳn. Nếu trong những ngày mưa bão để đảm bảo an toàn hơn thì sau khi tắt bạn có thể rút dây điện tivi khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn.
3. Tủ lạnh
Nhiều bà nội trợ không biết rằng, tủ lạnh không những cần phải được làm sạch phía bên trong mà còn ở cuộn dây tụ đặt phía sau tủ (6 tháng/lần). Nếu không làm sạch cuộn dây, bụi bẩn sẽ bám vào đó và làm yếu khả năng giữ lạnh của tủ, khiến tủ phải chạy với công suất lớn hơn, máy nóng hơn và tốn điện nhiều hơn.
Bạn cũng cần phải thường xuyên vệ sinh miếng đệm cao su giữa cửa tủ lạnh bằng khăn ướt để cửa luôn được đóng khít, ngăn không cho hơi lạnh thoát ra ngoài hay không khí bên ngoài lọt vào bên trong.
Bạn cũng cần tránh không trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến tủ bị quá tải, nhất là vào những dịp lễ, tết.
4. Nồi cơm điện
Phần quan trọng nhất của nồi cơm điện là phần linh kiện điện tử ở sau lớp vỏ ngoài. Vì thế, bạn cần đặt nồi ở nơi bằng phẳng và tránh không bị va đập, rơi vỡ nồi khiến vỏ máy và tấm tăng nhiệt độ ở đáy nồi bị biến dạng.
Nhiều chị em vệ sinh nồi cơm điện bằng cách đem nồi đi rửa trực tiếp dưới nước. Đó là sai lầm tai hại. Nước ngấm vào bên trong vỏ nồi sẽ gây hiện tượng chập điện, cháy nổ. Vì thế, bạn chỉ nên làm sạch bằng cách dùng khăn ẩm lau vỏ ngoài của nồi.
Cũng nên tránh không hầm thức ăn hoặc nấu thức ăn có tính axit hoặc kiềm trong nồi.
5. Máy giặt
Để quên bật lửa, bút hay chìa khoá lẫn ở quần áo trong máy giặt là cách nhanh nhất để bạn biến máy giặt thành đống sắt vụn. Nên chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng không còn bất cứ vật nào sót trong quần áo trước khi bỏ vào máy.
Bạn cũng đừng cố gắng nhồi nhét quần áo vào một lần giặt khiến máy quá tải, sẽ tốn rất nhiều điện và giảm tuổi thọ của máy đi đáng kể. Cần thay ngay ống dẫn nước của máy giặt nếu nó đã quá cũ.
6. Những điều cần biết để giữ cho lò nướng được bền
Mức mức nhiệt độ rất cao, mỡ bắn hết ra đĩa quay rất dễ bị gây ra đen xạm, khét thức ăn ở ngay lò. Nếu nhìn ra trường hợp đấy, chúng mình nên nhổ dây cắm ra để không làm hại tới chúng ta.Bên dưới ảnh hưởng của hầu hết mức nhiệt cao, thì các hộp đồ bằng nhựa nó sẽ chuyển biến & tạo nên các mùi gây hại tới người sử dụng.
Trong khi đun nấu món ăn ở dạng chất lỏng, không được đựng trong tất cả hộp đựng kín đáo cần phải chứa trong hộp có miệng rộng rãi bởi vì trong khi đun nấu, chất lỏng bốc hơi sẽ tạo chênh lệch chất khí phía trong và phía ngoài, làm vỡ hộp đựng.Một vài thức ăn chưa chín còn vô vàn vi rút gây bệnh, cho dù có bảo quản phía trong tủ lạnh thì sinh vật vẫn phát triển.
Chính vì vậy, trước khi đun nấu nên rã đông thức ăn .Nếu mà để nhiệt lâu lúc đó độ bảo đảm của thức ăn không có, nó có khả năng làm hại sức khỏe.